Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế cho mình những website và blog chuyên nghiệp bằng cách sử dụng mã nguồn WordPress theo hướng dẫn dưới đây, trước tiên bạn cần mua tên miền, hosting sau đó là cài đặt và sử dụng WordPress
Xem thêm: WordPress là gì?
CHỌN TÊN MIỀN
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng nền móng cho blog của bạn, chính là chọn tên blog (hay tên miền).
Vậy tên miền là gì?
Tên miền là địa chỉ của blog, nơi mọi người sẽ tìm thấy các bài viết của bạn.
Ví dụ: Tên miền của Google là www.google.com. Tên miền blog của bạn sẽ là www.TenBlogBan.com. Chi phí để có một tên miền thường vào khoảng hơn 200.000 VNĐ / năm, nhưng nếu bạn làm theo hướng dẫn này, mình sẽ chỉ cho bạn biết cách để nhận tên miền MIỄN PHÍ .
Tại sao chọn tên miền lại QUAN TRỌNG?
Bởi:
- Đó chính là ấn tượng đầu tiên của khách hàng đối với blog của bạn.
- Tạo nên thương hiệu trên mạng.
- Nó ảnh hưởng đến thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm
Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua tên miền nhé.
Mẹo chọn tên miền
Theo kinh nghiệm của mình, có một số mẹo khi chọn tên miền:
- Ngắn gọn: Tên miền càng ngắn gọn càng dễ nhớ. Một tên miền tốt thường chứa khoảng từ 2 đến 3 ký tự.
- Viết và phát âm đơn giản: Đây cũng là điều bạn cần quan tâm bên cạnh ngắn gọn. Đừng gây ra bất kỳ khó khăn gì cho người dùng nếu họ muốn tìm blog. HÃY ĐƠN GIẢN!
- Tên miền thương hiệu: Nhiều blogger nổi tiếng thường sử dụng tên làm tên miền. Không phải ngẫu nhiên họ làm vậy. Đơn giản, họ muốn tạo nên thương hiệu, là một, là duy nhất trên thị trường. Ví dụ: ngocdenroi.com, thachpham.com.
Và bạn đừng mua tên miền ngay nhé. Ở phần dưới, mình sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký tên miền hoàn toàn MIỄN PHÍ đấy!!!
CHỌN WEB HOSTING
Hosting là gì? Tại sao bạn cần nó?
Web Hosting (hay còn gọi là host ) là không gian trên máy chủ dùng để chứa các file, dữ liệu, nội dung của một website.
Hơn nữa, tên miền và hosting là 2 nhân tố quan trọng tạo nên một website. Nếu không có host, bạn sẽ không thể hiện thị nội dung đến cho người đọc.
Chi phí của mua host thông thường vào khoảng 40.000 – 100.000 VNĐ mỗi tháng.
Host chất lượng vs host kém chất lượng
Chọn hosting cũng là một công việc khá quan trọng khi tạo blog cá nhân WordPress.
Có rất nhiều nhà cung cấp hosting và do đó, không phải nhà cung cấp hosting nào cũng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao nhất.
Những hosting kém chất lượng sẽ gây ra một số vấn đề. Ví dụ: tốc độ xử lý thấp, bảo mật không cao, thời gian up-time kém.
Đồng thời, nhiều nhà cung cấp hosting cố tình đẩy giá host xuống, bán ồ ạt và không quản lý tài nguyên tốt, dẫn đến tình trạng máy chủ luôn trong mức báo động. Hậu quả là trên nhiều website người dùng không thể vào được.
Và nhà cung cấp hosting mình gợi ý cho bạn để tạo blog bằng WordPress tốt nhất là: Bluehost.
Lý do chính là bởi:
- Đây là hosting được chính WordPress gợi ý sử dụng
- Hỗ trợ cài đặt WordPress chỉ với 1 click.
- Chỉ với 2.95$/tháng và bạn sẽ được đăng ký MIỄN PHÍ 1 tên miền.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhà cung cấp hosting khác nếu bạn không muốn. Tuy nhiên, hãy nhớ đến những lưu ý khi chọn hosting mình đã nói ở bên trên nhé.
Vì có rất nhiều nhà cung cấp hosting trên thị trường nên mình sẽ chỉ chọn 1 để hướng dẫn cho bạn thôi.
Và trong phần dưới đây, mình sẽ hướng dẫn cách tạo blog bằng WordPress trên Bluehost (những hosting không khác nhau nhiều)
CÁCH TẠO BLOG CÁ NHÂN TRÊN BLUEHOST
Đây là các bước để tạo blog cá nhân bằng WordPress sử dụng dịch vụ hosting của Bluehost:
- Chọn gói hosting.
- Chọn tên miền.
- Hoàn thành đăng ký hosting.
- Cài đặt WordPress.
- Đăng nhập vào WordPress
1. Chọn gói hosting
Truy cập: Bluehost.com
Có 3 gói hosting để bạn chọn là: Basic, Plus và Prime.
Gói Basic sẽ phù hợp với người mới hơn. 2 gói còn lại không thực sự cần thiết nếu website của bạn không có hàng nghìn người truy cập 1 ngày.
Nói chúng, nếu dư giả về tiền bạc, bạn vẫn có thể chọn 2 gói kia, không vấn đề gì cả.
Chọn select để tiếp tục.
2. Chọn tên miền
Tiếp theo, bạn cần một chọn tên miền.
Bây giờ, điền tên miền và nhấn next để kiểm tra xem tên miền có sẵn không.
Nếu không, bạn có thể thay đổi phần mở rộng. Mặc định, bluehost để là .com, bạn cũng dễ dàng thay đổi sang các đuôi khác. Có khá nhiều phần mở rộng, tuy nhiên, cố gắng chọn 1 tên miền .com nhé.
Ngoài ra, khi bạn đã có tên miền rồi có thể sử dụng form bên phải.
3. Hoàn thành đăng ký hosting và tên miền
Có 3 phần thông tin bạn cần phải hoàn thành trong bước này. Đầu tiên là thông tin tài khoản:
Ở phần này, có lẽ không có gì khó khăn cả, chỉ cần điền thông tin như bình thường.
Mà có thể, một số bạn đang thắc mắc về ZIP Code. Bạn dễ dàng tìm được đoạn mã ở đây. Ví dụ: Hà nội, Zip Code là 100000.
Trong phần tiếp theo – package information là những thông tin về dịch vụ.
Ở đây, bạn có thể chọn thời gian sử dụng gói hosting này: 12,24,36 tháng.
Thường, để chắc chắn mình chỉ chọn 12 tháng. Bởi biết đâu, 12 tháng sau dịch vụ hosting ở đây không được tốt, mình có thể chuyển sang hosting mà không bị hớ.
Ở bên dưới là một số tùy chọn thêm. Mình khuyên các bạn nên bỏ chọn hết mấy cái thứ đó đi. Thật đấy!
Bởi những dịch vụ thêm này thực sự không cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng 2 dịch vụ sau:
- Domain Private Protection: Khi bạn đăng ký 1 tên miền mới, tất cả thông tin của bạn sẽ được show ra công cộng, mọi người đều có thể nhìn thấy. Nếu bạn không muốn như vậy, bạn nên chọn dịch vụ này. Bluehost sẽ đứng ra như là người đăng ký (bạn vẫn có mọi quyền và sở hữu tên miền).
- Site Backup Pro: Đây cũng là dịch vụ khá tốt. Nếu bạn sợ khả năng mất dữ liệu của website. Hãy chọn dịch vụ này, nó sẽ giúp bạn sao lưu dữ liệu phòng trường hợp xấu xảy ra.
Và phần cuối cùng là phương thức thanh toán.
4. Cài đặt WordPress trên bluehost
Bạn đã hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ hosting của Bluehost chưa?
Rồi? Okay.
Việc tiếp theo bạn cần làm bây giờ là cài đặt WordPress.
Chắc chắn, bạn sẽ không mất quá 2 phút để cài đặt WordPress nếu sử dụng chức năng cài đặt WordPress tự động (chỉ với 1 click duy nhất).
Và đây là các bước để cài đặt WordPress trên Bluehost:
1. Đăng nhập vào bảng điều khiển của bluehost: my.bluehost.com
2. Tìm mục Install WordPress
3. Trên màn hình tiếp theo, click Start khi các cửa sổ pop up WordPress cài đặt xuất hiện . Việc này sẽ giúp bạn đến trang tiếp theo, nơi bạn có thể thiết lập nhiều thay đổi.
4. Trên trang tiếp theo, chọn tên miền bạn muốn sử dụng để cài đặt WordPress.
Ở đây bạn có thể quyết định cho dù bạn muốn có một tên miền bằng cách sử dụng www hoặc không www. Và phần bên cạnh là directory, mình khuyên bạn nên để trống.
5. Chọn Check domain, và ở đây bạn có thể đặt cấu hình cho một số sắp xếp cuối cùng để cài đặt WordPress.
6. Điền 1 số thông tin như Site Name, Username và Password. Và nhớ rằng tích vào ô Automatically create a new database for this installation.
Và cuối cùng, chọn Install Now để cài đặt.
7. Trang sẽ bắt đầu cài đặt WordPress. Không đóng trang này cho đến khi tất cả mọi thứ đã hoàn tất. Nó sẽ mất khoảng 1 phút để cài đặt Bluehost WordPress.
5. Đăng nhập vào WordPress
Như vậy, với bước 4, chúng ta đã cài đặt được WordPress trên bluehost.
Bây giờ, nhập tên miền trên thanh địa chỉ của trình duyệt và truy cập để xem website của mình như thế nào.
Và để đăng nhập vào khu vực quản trị backend của website, truy cập theo mẫu: http://tên-miền/wp-admin.
Ví dụ: Với tên miền là cunglaptrinh.com, để truy cập, mình sẽ theo đường dẫn: cunglaptrinh.com/wp-admin.
Sử dụng Username và Password mà bạn đã tạo ở bước 4 để đăng nhập.
Nếu đăng nhập thành công, màn hình sẽ trông như thế này.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WORDPRESS
Đến bước này, bạn đã có riêng cho mình 1 blog, 1 website rồi đó. Và mọi việc tiếp theo bạn cần làm là xây dựng “con cưng” của mình trở thành 1 thương hiệu.
Và như tiêu chí ngay từ ban đầu đã đề ra, mình sẽ giúp các bạn mới có thể hiểu dễ dàng nhất, rõ ràng mọi vấn đề. Vậy nên, mình sẽ tiếp tục đi sâu vào những phần cơ bản về cách sử dụng WordPress.
Đầu tiên, mình muốn các bạn nhìn lướt qua các phần ở menu bên trái.
- Dashboard: Đây là trang đầu tiên bạn nhìn thấy sau khi đăng nhập vào website. Bạn có thể muốn đọc thêm bài viết chuyên sâu về WordPress Dashboard.
- Posts: Ở đây, bạn có thể tạo bài viết mới, chỉnh sửa bài viết cũ và tạo chuyên mục phân loại bài viết.
- Media: Đây là nơi các tệp, file hình ảnh, video, GIF của bạn được lưu trữ.
- Pages: Cũng giống như Posts, bạn sẽ dễ dàng viết bài mới, sửa bài cũ ở đây. Tuy nhiên, mình thường sử dụng Pages để tạo các trang tĩnh (không thay đổi nhiều) như Liên hệ, Điều khoản sử dụng, về chúng tôi,…
- Comments: Mọi thứ liên quan đến bình luận đều có ở đây.
- Appearance: Bạn sẽ sử dụng phần này để thay đổi thiết kế của website. Mình sẽ nói thêm ở phần sau.
- Plugins: Phần này sẽ giúp bạn thêm và xóa plugin.
- Users: Nếu muốn website có nhiều tác giả, bạn sẽ cần vào đây để thêm user ở đây.
- Tools: Trong phần này, có một vài công cụ như nhập/xuất nội dung.
- Settings: Một số thiết lập cài đặt của website, bạn xem thêm ở đây để chỉnh sửa. Ví dụ: Permalinks.
Xong những khái niệm về những tính năng cơ bản, mình sẽ giúp bạn cài đặt giao diện miễn phí.
Chọn và cài đặt theme miễn phí
Mình nghĩ, bước chọn giao diện là bước tuyệt vời và thú vị nhất. 🙂
Bởi, bạn dễ dàng thay đổi “soành soạch” mà không lo bất kỳ điều gì. Ngoài ra, WordPress có hàng nghìn theme miễn phí, vì vậy, bạn sẽ hết lo không có giao diện để thay đổi nhé.
Tuy nhiên, sau thời gian đầu nghịch ngợp với đống theme và mình đã rút ra kinh nghiệm sau:
- Không nên thay đổi theme quá thường xuyên. Điều này nên tránh bởi thời gian đầu chấp nhận được vì độc giả còn ít, nhưng khi có lượng người theo dõi blog lớn, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra.
Và 1 số kinh nghiệm chọn theme sau:
- Đơn giản: Giao diện phức tạp, không rõ ràng dễ làm người đọc khó tìm kiếm nội dung trên website.
- Responsive: Đây là thời đại của thiết bị di động, vì vậy đừng bỏ lỡ khách hàng tiềm năng của mình trên các thiết bị di động nhé.
- Tốc độ: Mặc dù, WordPress đã rất kỹ lưỡng khi xét duyệt 1 theme. Tuy nhiên, đôi khi những giao diện có quá nhiều tính năng sẽ khiến website của bạn chậm hơn. Để kiểm tra tốc độ, bạn truy cập Pingdom Website Speed Test để test
- Thân thiện với SEO: 1 giao diện tốt không nên gây ra bất kỳ vấn đề nào cho công cụ tìm kiếm.
- Bảo mật: Chắc chắn, những giao diện có trên WordPress.org hầu hết đều có mức độ bảo mật tốt bởi sự kiểm tra nghiêm ngặt của WordPress trước khi được public. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn đi cài những theme từ bên ngoài. Và mình khuyên các bạn nên chọn những nhà cung cấp có uy tín như Themeforest để mua theme.
Vậy, làm cách nào để cài đặt giao diện WordPress.
1. Đầu tiên, truy cập WordPress -> Themes
2. Click Add New để thêm giao diện mới.
3. Chọn Install và Activate để cài đặt và kích hoạt giao diện.
Như vậy, bạn đã cài đặt thành công giao diện.
Tạo bài viết mới trong WordPress
Đến thời điểm hiện tại, coi như bạn đã xây dựng xong cái “móng” của ngôi nhà.
Và chắc chắn bạn sẽ không muốn chỉ xây dựng cái móng đâu?
Right?
Bạn cần đặt những viên gạch để tạo nên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Và nội dung chính là những viên gạch đầu tiên để bạn tạo nên một blog chất lượng, một Authority Site.
OK?
Nãy giờ gạch đã nhiều quá! 🙂
Nói chung là giờ bạn sẽ làm 1 công việc là tạo 1 bài viết mới.
Đầu tiên, truy cập vào Posts -> Add New
Hãy cùng mình tìm hiểu qua 1 số phần được đánh số ở bên trên nhé:
1.Tiêu đề: Đây là nơi bạn sẽ viết tiêu đề của bài viết
2. Nội dung: Đây là nơi bạn nhập nội dung của bài viết. Nó giống như Microsoft Word thu nhỏ vậy. Có những tiện ích cần thiết để bạn thiết kế nội dung trở nên đẹp, đa dạng hơn với hình ảnh, video.
3. Công cụ chỉnh sửa văn bản: Có một số tùy chọn từ thanh công cụ Microsoft WordPress. Nếu bạn muốn có nhiều hơn, hãy xem thêm và cài đặt plugin TinyMCE.
4. Khu vực xuất bản: Đây là bước cuối cùng để public nội dung. Bạn sẽ dễ dàng chỉnh sửa, đặt lịch ngày đăng bài viết ở đây. Cùng với các chức năng hiển thị/ ẩn bài viết.
5. Một số khu vực khác: Kể đến như category, tag, featured image. Tùy vào giao diện và plugin sẽ hỗ trợ thêm một số phần nữa.
Dưới đây là một số hướng dẫn sẽ giúp được bạn:
Chèn liên kết vào bài viết: Để chèn link vào bài viết, đơn giản bạn chỉ cần bôi đậm đoạn text muốn gắn link và click vào biểu tượng như hình:
Thêm hình ảnh: Để thêm hình ảnh, click chọn Add Media. 1 trình quản lý file hiện lên. Bây giờ, để tải ảnh lên, chọn Select Files hoặc kéo thả ảnh vào khu vực này. Sau đó, click vào Insert into post để chèn hình ảnh.
Tạo và chỉnh sửa Slug
Slug chính là URL của bài viết. Bạn sẽ thấy slug bên dưới tiêu đề của bài viết.
Mặc định, khi bạn viết tiêu đề xong, WordPress sẽ tự động lấy tiêu đề làm slug. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn nên thay đổi bởi URL cũng là 1 yếu tố để tối ưu Onpage.
URL nên ngắn gọn và xúc tích, chứa từ khóa cần SEO.
Chọn Edit để chỉnh sửa slug.
Và 1 điều nữa là bạn không nên thay đổi slug khi đã xuất bản nội dung. Có khả năng nó sẽ gây ra 1 vài phiền toái cụ thể là trang 404.
Xuất bản bài viết
Để xuất bản nội dung, đơn giản chỉ cần click vào nút Publish.
Tạo 1 bài viết thật đơn giản đúng không? Đó sẽ là công việc hằng ngày của bạn. Vậy nên sẽ chẳng có khăn gì cả nếu bạn làm thường xuyên.
CẦN LÀM GÌ SAU KHI TẠO BLOG?
Bây giờ, bạn đã hoàn thành việc tạo blog cá nhân bằng WordPress và chắc chắn nắm được 1 số kiến thức cơ bản rồi.
Đúng không?
Vậy, đã đến lúc bạn cần có những phân tích và chiến lược rõ ràng để làm blog trở nên hoàn thiện, hấp dẫn và mang thương hiệu cá nhân hơn.
Đây là những công việc mà mình nghĩ bạn cần phải để ý và dành thời gian sau khi tạo blog cá nhân bằng WordPress:
1. Định hình chủ đề của blog
Hmm. Không biết mình đã nhắc điều này ở phần trên chưa.
Tuy nhiên, bạn phải định hướng nội dung của blog theo một chủ đề nhất định. Đừng bắt cá vài tay (có ngày không ôm được rơi hết đó).
Việc viết về 1 chủ đề nhất định sẽ giúp Google nhìn nhận blog của bạn là 1 trang uy tín, có tiếng nói về chủ đề đó. Điều này đâu đó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Đồng thời sẽ thu hút độc giả đọc nhiều hơn các bài viết khác.
2. Định hình thiết kế
Đừng để trang website của mình trong mắt độc giả là 1 website tẻ nhạt, không có điểm nhấn.
Nhiều người thường khi vào website sẽ quan tâm đầu tiên là thiết kế website, để rồi họ quyết định có muốn ở lại lâu hay không. Và mình là 1 trong số đó.
Đồng thời, cố gắng đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng về tốc độ, điều hướng nội dung,…
Còn 1 điểm nữa bạn cần làm là: logo, trang giới thiệu cá nhân (nếu là blog), trang liên hệ.
3. Tạo và thúc đẩy nội dung
Lên lịch viết nội dung là những việc mình thường làm mỗi ngày, mỗi tuần.
“Content is King“: Không phải bất kỳ điều gì khác mà chính là nội dung là mang lại giá trị cho blog của bạn.
Nội dung càng hữu ích, phục vụ độc giả sẽ là điều mình nghĩ bạn cần hướng tới.
Đừng chỉ viết 1 bài viết với dăm ba trăm từ để đó và đợi Google đưa lên top hoặc đợi người đọc đến với website của bạn.
Không có chuyện đó đâu!
Hãy viết nội dung thật hữu ích. Và nếu bạn có kiến thức về SEO nữa thì không có gì quá khó khắn.
Còn nếu không, hãy sử dụng các phương thức thúc đẩy khác như Facebook Ads, Google Ads hoặc đơn giản là chia sẻ lên mạng xã hội.
Traffic -> Độc giả (khách hàng) -> Tiền