Remarketing Facebook là gì? Cách tạo đối tượng Remarketing và Lookalike FB Ads

Remarketing Facebook (tiếp thị lại) là gì?

Tiếp thị lại là một trong những tính năng chuyên biệt được sử dụng để tạo những chiến dịch quảng cáo hiển thị tới những người đã từng truy cập vào sản phẩm của bạn thông qua web hoặc ứng dụng có gắn mã theo dõi của bạn.

Bạn search Google, sau đó vào 1 website mua hàng, mua giày chẳng hạn. Sau khi xem bài viết quảng cáo các mẫu giày này, bạn đắn đo suy nghĩ, cuối cùng bạn không mua.

Sau đó, bạn vào Facebook cá nhân của mình. Bỗng nhiên…bạn thấy cái bài viết quảng cáo giày của trang website lúc nãy xuất hiện trong News Feed của bạn!

Ngạc nhiên đúng không nào? Họ đã làm điều đó như thế nào?

Xin chúc mừng bạn! Bạn đã lọt vào chiến dịch Remarketing Facebook trên website mua hàng lúc nãy.

Nhưng vẫn chưa xong, những lần sau, nó sẽ đeo đuổi trong facebook của bạn dài dài…

Và mục đích cuối cùng của họ là thuyết phục bạn mua hàng.

Chính tần suất lập đi lập lại này cũng là 1 cách làm thương hiệu, để sản phẩm/dịch vụ của họ đi vào tâm trí của bạn.

Từ đó nó sẽ làm thay đổi mạnh tâm lý chần chừ không mua thành mua hàng thực sự.

Cách tạo đối tượng Remarketing và Lookalike FB Ads

 

Chúng ta thường vô cùng ức chế với những thành phần khách hàng chỉ Add to cart hoặc Checkout mà không thanh toán. Trong bài viết lần này chúng ta sẽ tìm cách xử lý đám khách hàng mất lịch sự này bằng cách hiển thị lại để nhắc họ rằng: “Ê mày, quên mua hàng này, mày đã thêm vào giỏ hàng, chắc đây là sản phẩm mày yêu thích nhớ thanh toán nhé, bọn tao có quà tặng cho mày”

Trước khi đọc bài này: Bạn cần chuẩn bị các kiến thức đầy đủ về Pixel. Vì đây là nội dung sử dụng nâng cao của Pixel nên sẽ không có kiến thức giải đáp về Pixel.

Làm quen với giao diện quản lý đối tượng của Facebook:

Để có được cái mã truy cập mà mình vừa nhắc tới bạn cần đến một cái gọi là Pixel. Đây là một mã theo dõi Facebook cung cấp cho bạn khi sở hữu tài khoản quảng cáo. Nếu bạn gắn nó vào website của bạn thì nó có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về những tài khoản facebook cá nhân đã truy cập vào website của bạn. Từ đó cho phép bạn tạo ra những nhóm khách hàng chuyên biệt để tối ưu cho từng chiến dịch quảng bá từng sản phẩm. Rồi hiểu cơ bản là thế, mình không phải chuyên viên kỹ thuật nên bây giờ đi vào phần tìm cách sử dụng nó sau khi bạn đã gắn mã pixel về web của bạn nha.

Ở đây có 5 lựa chọn: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách dùng của từng lựa chọn 1 để xem chúng hoạt động ra sao nhé: Chọn “Hồ sơ khách hàng”

Tìm hiểu những cái chúng ta thường sử dụng thôi nhé. Có nhiều cái phức tạp hơn thì để sau: Chọn “Thêm khách hàng từ tệp của chính bạn hoặc sao chép và dán dữ liệu”

Như các bạn thấy ở đây chúng ta có rất nhiều thứ đúng không:

Chúng ta quan tâm tới 2 cái: Email, SDT. Còn các cái khác cứ trỏ con chuột qua nó sẽ hiện lên những cái nội dung của nó.

Vậy cái này để làm gì:
Giả sử bạn có 1 tệp khách hàng có Email hoặc SDT của nó. Thay vì bạn gửi Email hoặc SMS cho tụi nó thì bạn có thể tạo quảng cáo FB cho tụi nó khi tài khoản sở hữu Email hoặc SDT đó online.

Nếu bạn kiếm được tệp Email và SDT khách hàng cực chất thì bạn hiểu kết quả rồi đó. mất một ít chi phí cỡ khoảng 10-25$/ 1000 lượt hiển thị cho những khách hàng này với tỷ lệ chuyển đổi cực cao. Còn làm thế nào để có được Email và SDT chất này thì tuỳ thuộc vào bạn chứ mình không biết cách, hỏi cũng vô ích thôi à.

Nhớ đặt tên đối tượng để sau biết nó mà đưa vào chạy quảng cáo nhé. Không chỉ dành để quảng cáo tới nhóm khách hàng có fb sở hữu Email hoặc SDT đó mà những tệp này còn để tạo ra những khách hàng tương tự. Đây là một công nghệ phát triển nhờ trí thông minh nhân tạo của FB. Lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng chúng.

Sau khi upload lên thì bạn phải chờ đợi một thời gian để Facebook nó cập nhật hết danh sách đối tượng cho bạn. Chừng nào cái cột tính khả dụng chuyển sang màu xanh lá cây là chúng ta xài được như hình sau:

Với cái nhập đối tượng khách hàng này thì tối thiểu 100 người sở hữu Email hoặc SDT tương ứng trên tài khoản Fb thì tệp mới khả dụng để chạy quảng cáo được bạn nhé.

Tiếp đến phần 2: “Lưu lượng truy cập trang web”

Ở đây chúng ta xuất hiện một số lựa chọn:

  • Bất kỳ: Thu hút những người đã hoàn tất bất kỳ hành động nào sau đây.

Ví dụ 1: Những người đã tìm kiếm một mặt hàng trên trang web của bạn HOẶC những người đã thêm mặt hàng vào giỏ hàng HOẶC những người đã thêm mặt hàng vào danh sách yêu thích của họ.

Ví dụ 2: Những người đã mua hàng trên trang web HOẶC những người đã mua hàng trên ứng dụng di động của bạn HOẶC những người có trong danh sách khách hàng.
  • Tất cả: Thu hút những người PHẢI hoàn thành tất cả những hành động này.
    Ví dụ: Những người đã tìm kiếm một mặt hàng trên trang web của bạn trong 14 ngày qua  mua hàng trên trang web của bạn trong 180 ngày qua.
    Ví dụ 2: Những người đã xem video của bạn những người nằm trong danh sách khách hàng của bạn.

Với lựa chọn Bất kỳ chúng ta sẽ tạo thành một tệp khách hàng lớn hơn và lựa chọn Tất cả sẽ tạo thành một tệp khách hàng nhỏ hơn.

Với lựa chọn pixel cho phép chúng ta có thể tổng hợp được dữ liệu từ nhiều Pixel vào với nhau thì vì một Pixel. Cái này sẽ phù hợp khi chúng ta ghép 2 niche vào với nhau để chiến:

Giả sử chúng ta chiến niche “mèo” với niche “làm mẹ”, chúng ta muốn bán 1 thiết kế người mẹ có con, nhưng thích nuôi mèo.

Vậy chúng ta sẽ sử dụng lựa chọn Tất cả:

Pixel bên trên chọn “mèo” và Pixel bên dưới chọn “làm mẹ”

Như này có nghĩa nó sẽ lấy ra những người vừa thích mèo mà cũng phải là làm mẹ trong dữ liệu từ 2 Pixel của bạn.

Còn nếu chọn bất kỳ: chúng ta sẽ có một tệp có cả người

  • Thích mèo, làm mẹ
  • Không thích mèo, làm mẹ
  • Thích mèo, không làm mẹ

Vậy ứng dụng này sử dụng trong trường hợp nào:
Khi bạn đang bán cho niche chó: bán mấy con như “chihuahua”, “husky”, “Pitbull”

Mà bạn lại mới có một idea dành cho toàn thể các loại chó mà chưa có cách target hay dữ liệu về niche chó chung:

Chúng ta chọn bất kỳ:

Chuyển sang một lựa chọn tiếp theo từ ô lựa chọn “tất cả khách truy cập trang web”

  • Tất cả khách truy cập trang web:
    Tùy chọn này bao gồm tất cả những người đã truy cập trang web của bạn. Nếu bạn có nhiều trang web, chọn tùy chọn này sẽ bao gồm những người đã truy cập MỌI trang web của bạn.
  • Những người đã truy cập các trang web cụ thể:
    Tùy chọn này cho phép bạn tạo quy tắc URL để bao gồm mọi người dựa trên việc họ có truy cập các trang web cụ thể không. Ví dụ: Nếu bạn chỉ định rằng URL phải chứa “giày”, bạn sẽ chỉ thu hút những người đã truy cập trang web có từ “giày” trong URL.
  • Khách truy cập theo thời gian sử dụng

Chúng ta quan tâm tới cái số 2 thôi:

Cái URL: Thì bạn nhập từ khoá có trong đường dẫn của bạn vào.

Để thu thập đối tượng hiệu quả thì việc bắt buộc bạn cần phải làm trước đó là tối ưu hoá URL của chiến dịch một cách chính xác nhất giống như sắp xếp thư mục trên máy tính hoặc đánh dấu lưu trữ đồ ấy. Càng chính xác, càng rõ ràng thì sau này càng dễ làm.

Giả định mình có một con pixel chạy thập cẩm tạp phế lù vào đó, bây giờ mình muốn lấy ra những khách hàng từng truy cập vào cái áo con chó “husky” mà trước đó lúc nào mình cũng đánh chữ “husky” vào trong đường dẫn.

Thì tại ô URL đầu tiên chọn “có” và nhập “husky” không có ngoặc kéo vào ô bên dưới. Ngoặc chỉ để làm nổi bật cho bạn đỡ bị nhầm lẫn thôi, nhìn cái hình trên kia kìa.

Và giống như lựa chọn tất cả hoặc bất kỳ thôi, không giải thích thêm nữa.

Phần thiết bị thì thích bạn lọc thêm ra, còn lại mình thấy cỡ công ty khủng tập đoàn lớn thì họ chơi chứ nhỏ hơn hơn 100k đối tượng thì đừng quan tâm.

Nếu muốn loại trừ một cái nhóm nào đó ra khỏi chiến dịch của bạn:
Giả sử bạn bán cả “husky mom” và “husky dad” giờ bạn muốn bán “husky mom” thôi

Nhập “husky mom” vào ô số 1, nhập “husky dad” vào ô số 2, tại lựa chọn “có” ở ô số 2 đổi sang không bao gồm.

Tiến đến những lựa chọn nâng cao hơn đó là những chuyển đổi:

Viewcontent: Là cái truy cập, giống cái trên, không quan trọng lắm.

Pageview: Giống cái viewcontent, nó hơi khác xíu, nhưng cũng không quan trọng.

AddToCart: Thêm vào giỏ hàng

Purchase: Mua hàng

IntiateCheckout: Nhập thông tin thanh toán

ViewCart: giống AddToCart

Còn nhiều cái khác nhưng tuỳ nền tảng nó mới sinh sôi này nở thêm ra thôi. Chúng ta chỉ cần quan trông mấy cái mà là cốt lõi của thanh toán điện tử: “AddToCart”, “Checkout”, “Purchase”

Nó sẽ nhận diện thông qua việc website của bạn có tích hợp mẫu khai báo với Facebook hoặc chuẩn hoá dữ liệu với nó hay không. Thường nếu bán qua Platform hay Shopify thì nó đã chuẩn hoá gần đầy đủ rồi. Nên dù mỗi Platform có cấu tạo khác nhau, đường dẫn cho các hành động chuyển đổi trên khác nhau nhưng nó vẫn sẽ tracking chuẩn về chuyển đó đó nên bạn không cần phải setup phần này.

Đây là phần các bạn rất thích đây, để báo thù rửa hận với những thành phần đã AddToCart Hoặc Checkout mà không mua hàng thì bạn sẽ lấy ra thông số của từng sản phẩm để quảng bá lại nó. Dí tới cùng luôn cho nó phải mua thì thôi.

Theo các nghiên cứu về Marketing thì tiếp thị lại đóng vai trò rất lớn trong gia tăng lợi nhuận. Chi phí bỏ ra thu về một đơn hàng nhỏ hơn hoặc nhỏ hơn nhiều chi phí tiếp thị mở rộng ban đầu.

Chọn bất kỳ sau đó làm như hình. Không lý giải lại cách làm tại sao nó như thế nữa nhé. Bước này cứ tuỳ biến cho hợp nhu cầu thích bó hẹp hay mở rộng tuỳ bạn nha.

Thường những campain chạy cái này thì bạn nên tặng quà, mã giảm giá hoặc Freeship cho tụi nó nha. Mẽo cũng có người giàu, người nghèo, mà người giàu thì cũng có những người giàu ky bo hoặc đôi khi là một đam mê mãnh liệt với giảm giá và quà tặng.

Còn Purchase thì sử dụng dễ rồi đúng không. Là những người đã từng mua hàng của bạn. Bạn muốn tri ân hay làm gì đó thì sử dụng tệp này.

Nếu Pixel của bạn đã tối ưu theo niche thì không cần thêm tinh chỉnh theo URL mà cứ để bình thường mà lọc ra.

Đối với những đối tượng được lọc ra từ Pixel này thì cứ đủ 20 đối tượng là bạn có thể sử dụng để quảng cáo.

Nhưng bạn có thể tạo quảng cáo ngay khi đối tượng còn đang ở trạng thái màu đỏ. Khi nào đối tượng đó khả dụng sang màu xanh thì nó tự động chạy luôn.

Cuối cùng: Số ngày cái này là khoảng thời gian bạn lấy dữ liệu từ trong Pixel ra để sử dụng. Và Pixel nó chỉ lưu tối đa từ 180 ngày về trước và xoá đi những cái từ 181 ngày trước.

Về bản chất Facebook cung cấp cho chúng ta những tiện ích tuyệt vời nhưng nó cũng không quên hút máu và tạo nên xiềng xích trói buộc chúng ta. Nhưng nó ngon thì chúng ta cứ chấp nhận dùng, chừng nào lởm hoặc có thằng khác ngon hơn thì chúng ta đổi.

Chúng ta chuyển sang lựa chọn thứ 5: Tương tác

Với lựa chọn 1: Video

Nhìn là hiểu rồi hoặc tự dịch tiếng Anh ra xài các bạn nhé.

Vậy thì ứng dụng làm sao vào thực tế.

Chúng ta có những Video hài hước, Video Viral, những Video hướng dẫn bổ ích làm say đắm Fan hâm mộ. Vì Fb là mạng xã hội nó mang lại một lợi thế truyền tải thông tin mạnh mẽ. Đôi khi những thông điệp hay, những Video hay có thể tiếp cận miễn phí tới hàng triệu người. Và đương nhiên để lọc ra trong hàng triệu người đó vào đối tượng khách hàng tiềm năng thì đây là một cách mình đánh giá tương đối hay.

Thường mình sẽ chọn các tệp 50%, 75% và 95% để làm đối tượng cơ sở để chạy quảng cáo cho sản phẩm. Rõ ràng càng cuồng thì càng xem lâu, xem ít chứng tỏ không quan tâm. Chúng ta có thể làm một lần như vậy để lọc ra những Fan hâm mộ chân chính thay vì cứ quảng bá đi quảng bá lại theo những Target có sẵn mà chả biết có chính xác hay không.

Số ngày thì cứ lựa chọn theo mục đích của bạn.

Lựa chọn: Trang Facebook

Cũng sử dụng giống như các cái bên trên nhé.

 

Chúng ta sang phần tiếp theo là Lookalike – tạo đối tượng tương tự.

Đây là một công nghệ thông minh mà Facebook phát triển, nó cho phép bạn tìm kiếm những khách hàng giống như những khách hàng bạn đang có hiện tại nhằm quảng bá chính xác hơn tiết kiệm chi phí. Về lý thuyết là vậy nhưng đánh giá nó cũng chỉ hoạt động hiệu quả ở một mức độ nhất định chứ không tuyệt đối lắm.

Nguồn: Chọn một đối tượng bạn cần sử dụng

Vị trí: bạn chọn quốc gia mà đối tượng bạn cần tạo tương tự. Facebook cho phép bạn tạo đối tượng có mức độ giống theo tỷ lệ 1-10% tính theo tổng số người dùng tại quốc gia đó.

Thường thì 1% là ngon nhất, campain phải cực khủng mới ăn được lên 7-10%.

Nếu bạn bán nhiều quốc gia thì chọn nhiều quốc gia vào phần Lookalike.
Một chú ý, tệp nguồn càng chất thì Lookalike càng chất nhé. Vì nó sẽ tìm ra điểm chung của những người này để phát hiện những khách hàng tiếp theo.

Nếu mà tệp nhảm nhí thì nó sẽ là một tệp mở rộng của bọn siêu nhảm nhí. Bạn hiểu vấn đề chứ.
Chọn hiển thị tuỳ chọn nâng cao:

Nó cũng vẫn là 1-10% thôi. Nhưng là loại trừ, đỡ mất công bạn phải loại trừ khi lên ads thôi.

Cái này để chống reach lặp lai đối tượng, tránh việc bạn lãng phí tiền bạc.

Nhìn vào khung đối tượng thành quả là bạn sẽ hiểu vấn đề ngay thôi.

Khép lại những nội dung bạn có thể dùng ở phần đối tượng các bạn nhé. Với những hướng dẫn này cũng đủ cho các bạn một chương trình cày cuốc ngon lành rồi. Cứ nghiền ngẫm kỹ các tính năng này sẽ giúp bạn kéo lãi 1 phần ROI đã bị lãng phí.

Theo: kiemtienonlineclub

Post Comment